Diễn Đàn ^^ HĐH Nghệ Tĩnh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn ^^ HĐH Nghệ Tĩnh

Diễn đàn trao đổi giải trí của sinh viên người Nghệ Tĩnh đang học tập tại cao đẳng công nghệ HN

Latest topics

» Video Clip cuộc vui ăn tất niên
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeThu Jul 14, 2011 7:12 pm by jangk91

» Khiếp quá voivoivoi thân xác này
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:08 pm by phamvan.linh

» Mấy thằng lính Philipines bị giết chết rất dã man
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:04 pm by phamvan.linh

»  Thằng Này Lái Xe Tải Chở Hàng Chuối Bị Tai Nạn Xe
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:03 pm by phamvan.linh

»  Thằng Này Tự Lấy Dao Cắt Bàn Tay Mình Từng Sợi Nhỏ
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 5:57 pm by phamvan.linh

» Lê Hằng Kế Toán 3 chào các bạn nhé !!!
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 11:23 pm by hangxinh_ht91

» Nhạc theo yêu cầu
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 3:18 pm by phamvan.linh

» Ngôi Nhà Tuyết Trắng - Xuân Hạ ft. Akira Phan
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 3:00 pm by phamvan.linh

» Mùa Gió Rét - Akira Phan
Ngược miền tây xứ Nghệ I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 2:55 pm by phamvan.linh


    Ngược miền tây xứ Nghệ

    nguyenvu38
    nguyenvu38


    Tổng số bài gửi : 250
    Join date : 12/11/2010
    Age : 34
    Đến từ : can lộc-hà tĩnh

    Ngược miền tây xứ Nghệ Empty Ngược miền tây xứ Nghệ

    Bài gửi by nguyenvu38 Fri Dec 31, 2010 2:14 am

    Buổi sáng mưa lây rây. Những hạt mưa báo hiệu đợt không khí lạnh đầu mùa tràn về miền Trung. Đất trời buồn bã. Nỗi buồn của tai họa thiên nhiên vừa đổ xuống mảnh đất và con người nơi khoảng lượn cong cong tựa khúc giữa chiếc đòn gánh oằn lên trên bản đồ đất nước. Trong đất trời ấy, tôi ngược ngàn, đi về biên giới phía tây nam Nghệ An theo đoàn kiểm tra của Bộ đội Biên phòng Nghệ An tới những đồn dọc huyện Kỳ Sơn
    Cửa khẩu Nậm Cắn nằm ở một vị trí địa lý khá đẹp. Tuy nhiên, trông nó có vẻ buồn bã thầm lặng không hợp với một cửa khẩu quốc tế. Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư một cách có quy mô. Uy nghi nhất là khu trung tâm thương mại cao 3 tầng với các khu dịch vụ mua bán kinh doanh hàng hóa. Tuy nhiên bên trong trống trơn. Cửa khẩu thi thoảng mới có vài chuyến xe tải ì ầm đi qua. Xe khách mỗi ngày cũng chỉ vài chuyến từ bên đất bạn Lào chạy xuống Vinh, tỉnh lỵ Nghệ An. Mấy đồng chí làm nhiệm vụ quá cảnh cho biết, bây giờ đang là mùa thu hoạch ngô bên đất Lào nên thương lái giữa hai nước qua lại mua bán trao đổi. Chợ đường biên giữa ta và bạn mỗi tháng mở hai phiên. Một anh bộ đội biên phòng nói vui: “Nếu so sánh số lượng xe quá cảnh thì ở đây một năm chỉ bằng cửa khẩu Hữu Nghị-Lạng Sơn một ngày”. Câu nói có vẻ ví von nhưng là một thực tế đúng.

    “Bố ơi, bố có lạnh lắm không? Bố có mang áo ấm đi theo không?”. Đó là câu nói đầy xúc cảm thấm đẫm tình thân của một cô sinh viên đại học dành cho bố lúc 21 giờ đêm. Ông bố cười với con qua điện thoại: “Con cứ yên tâm đi, bố là lính biên phòng mà”. Khúc đối thoại giữa Trung tá Hoàng Văn Lục-Đoàn công tác Bộ đội Biên phòng tỉnh và cô con gái rượu làm cho những người cùng phòng với ông đều thao thức khó ngủ. Trong đêm sâu, tiếng suối róc rách từ con suối Nậm Cắn ngoài kia vọng về có điều gì bâng khuâng sâu lắng. Tự bao giờ, cái ranh giới của hai đất nước đã được hình thành? Một bờ cõi, một “hành lang”, “phên dậu” của cha ông ta hàng trăm năm trước. Những con người đi mở đất. Rừng thiêng, nước độc, ma hời… Hình như có tiếng đập rất khẽ của đất, những nhịp đập tựa tiếng đập con tim dưới chỗ ta nằm. Tổ quốc! Hai tiếng thiêng liêng ấy trong đêm mù sương Nậm Cắn hình như có sức lay động trong trái tim những người từ nơi xa đến.

    Đêm Nậm Cắn ngập trong sương mù. Chỉ cần cách xa vài mét thôi đã không nhìn thấy gì cả. Hôm qua tôi đã ngạc nhiên khi xe qua khúc cua thuộc bản Tiền Tiêu để đến cửa khẩu. Đang sáng sủa với lớp lớp núi non trập trùng xanh ngút ngát bỗng mù mịt mờ ảo lấp tràn. Sương trắng vây bủa đặc kín. Từ bản Tiền Tiêu tới cửa khẩu chỉ vài ba cây số và cũng từ đó là sương và sương. Nơi đây cũng được coi là cổng trời vùng biên ải phía tây Nghệ An như cổng trời trên Cao nguyên đá Đồng Văn phía bắc.

    Bản Huổi Pốc, xã Nậm Cắn có một câu chuyện tựa như chuyện cổ tích. Đó là cậu bé người Mông Già Bá Lì nổi tiếng khắp một vùng. Bản Huổi Pốc nằm sâu trên vách núi. Từ đồn biên phòng Nậm Cắn vào tận đó cũng phải mất cỡ 4 giờ đi bộ. Cậu bé Già Bá Lì năm nay vừa học xong lớp 9. Điều đặc biệt bởi cậu là người khiếm thị. Đối với một cậu bé khiếm thị ở cái bản cheo leo hun hút mà vẫn theo học hết lớp 9 thì quả là hiếm có. Cậu học bằng chữ nổi, chữ Braill. Không chỉ học tập, cậu còn sáng tác thơ. Tuy vậy, hết lớp 9, cậu khó có điều kiện học cao lên nữa. Rất may, Đồn Biên phòng Nậm Cắn chính là nơi đỡ đầu, trợ giúp cậu số tiền đều đặn hằng tháng, đồng thời đồn cũng đặt vấn đề với chương trình “Kết nối trái tim” của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, nhờ họ giúp đỡ để cậu có thể ra học Trường Nguyễn Đình Chiểu ngoài Hà Nội.

    Điều tôi rất ấn tượng khi đến Đồn Biên phòng Nậm Cắn là việc xây dựng “Quỹ vì người nghèo nơi biên giới” của đơn vị. Theo Trung tá Nguyễn Thế Hùng-Chính trị viên Đồn thì quỹ được thu từ nhiều nguồn. Tóm lại là bỏ hẳn các cuộc khao nâng lương, quân hàm, khao khen thưởng, khao người đến người đi… để mỗi cá nhân tự giác bỏ tiền góp quỹ. Tất cả số tiền ấy đồn quản lý, dùng để hỗ trợ các gia đình trên địa bàn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhà bị lũ quét, tố lốc làm hư hại. Đồng thời góp thêm vào quỹ khuyến học của 4 trường trong xã Nậm Cắn để trao phần thưởng cuối năm cho các cháu. 6 tháng mở hòm một lần. Kế hoạch chi tiêu được thông qua Đảng ủy, Hội đồng quân nhân. Cậu bé Già Bá Lì cũng nhờ vào số tiền trợ giúp này mà có điều kiện để mua sách vở, đồ dùng học tập.

    Dòng suối Nậm Cắn chảy róc rách dọc hai hẻm núi. Chính giữa lòng suối kia là đường phân cách biên giới hai nước Việt-Lào. Tiếng suối rì rầm quanh năm là khúc hát miên man thắm thiết nghĩa tình hai nước. Tôi có dịp nhìn thấy khá đông bà con qua lại cửa khẩu. Người đi xe máy, kẻ đi bộ mang gùi, mang túi. Hóa ra ở đây dân các bản dọc theo đường biên thường qua lại nhân dịp lễ Tết hay cưới hỏi hoặc chỉ đơn thuần là thăm nhau. Tình đoàn kết gắn bó đó giữa các gia đình, các bản chắc có từ thủa xa xưa, khi núi rừng còn hoang sơ, khi chưa ai nghĩ sẽ có con đường huyết mạch thông thương giữa hai nước và cái cửa khẩu này.

    Ở miền biên giới nơi đây mùa này có một loài hoa rất đẹp. Những người lính gọi là hoa loa kèn. Tôi thắc mắc không biết loại hoa loa kèn ở đây và loại hoa loa kèn tôi thường thấy bán dưới thành phố có gì khác nhau. Những bông hoa loa kèn mỏng manh tinh kiết ấy đung đưa trong gió rét sương mù dày đặc nơi biên ải, gợi liên tưởng cho ta nhiều điều mới mẻ về sức sống thiên nhiên âm thầm khắc nghiệt nhưng không thiếu vẻ thơ mộng. Ở Ủy ban nhân dân xã Nậm Cắn, từng chùm hoa loa kèn mọc trong các bồn trang trí cho một trụ sở mới xây khá hoành tráng, chắc chắn, có thể nói còn to đẹp hơn nhiều xã ở miền xuôi. Mới thấy, mức độ đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng của Nhà nước cho bà con vùng miền ngược là khá lớn.

    Chính trị viên Nguyễn Thế Hùng đọc cho tôi nghe bài thơ mà anh bảo Tết Canh Dần, Đài phát thanh Nghệ An làm cầu truyền hình trực tiếp với đồn và nhân dân trên này có sử dụng: Canh Dần đón Tết ở biên cương/ Xa vợ xa con ngái phố phường/ Chót vót tiền tiêu mưa, lạnh, giá/ Cheo leo vọng gác gió, mù, sương/ Ấm tình đồng đội nơi biên ải…

    Anh Hùng kể cho tôi nghe những vui buồn trăn trở khi trải qua mấy mùa sương gió trên này. Theo các đồng nghiệp của anh kể thì anh là người thạo ba thứ ngoại ngữ quốc tế đó là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Lào, đồng thời thêm cả “ba” thứ tiếng “nội ngữ” đó là tiếng Mông, tiếng Thái và tiếng Khơ Mú. Hỏi anh sao có nhiều “loại ngữ” thế, anh cười bảo tất cả mọi thứ tiếng đều cần thiết cho một người cán bộ biên phòng cửa khẩu.

    Thoạt nhìn, huyện Kỳ Sơn giống hình u bò trên bản đồ Tổ quốc. Chỉ nghe tên các địa danh đã thấy xa xôi cách trở: Keng Đu, Đoọc Mạy, Huồi Tụ, Na May, Piêng Coọc, Mường Lống, Tà Cạ, Na Ngoi, Mường Ải… Hình dáng gồ cong lên, khúc khuỷu trải dài dọc đường biên giáp với nước bạn Lào cùng địa thế cực kỳ hiểm trở. Mùa khô đất núi tơi vụn ra, bụi đất phải dày lên cỡ gang tay, xe chạy cứ chuội đi như trôi trên tấm xốp. Mùa mưa thì đúng là “miễn kể”. Đường nhỏ, khi leo ngược dốc, khi đổ đèo lại trơn nhẫy vì mưa dầm thì bất cứ tay lái xe nào, kể cả những tay lái kỳ cựu chưa đi thấy đã ớn. Tôi đã được nghe một đồng chí thiếu úy lái xe tên Hiếu kể về những chuyến đi đồn. Hiếu đã có gần chục năm lăn lộn với chiếc xe khắp miền biên ải Nghệ An. Có đồn từ đường nhựa vào chỉ dăm chục cây số mà phải vật lộn mất bốn năm tiếng đồng hồ chưa đến nơi. Vào đã khổ, ra còn khổ hơn. Có đồn xe đi không tới, cán bộ chiến sĩ phải lội bộ qua suối và con đường duy nhất về xuôi là theo thuyền độc mộc của đồng bào trôi theo sông.

    Vùng đất biên giới-tiềm năng và thách thức. Hy vọng trong tương lai, mỗi khi đi dọc nẻo đường xuyên qua miền Tây Nam biên giới ngược sang đất bạn Lào, trong mù sương đất trời thơ mộng, chúng ta lại thấy những điều đổi thay...

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 1:39 pm