Diễn Đàn ^^ HĐH Nghệ Tĩnh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn ^^ HĐH Nghệ Tĩnh

Diễn đàn trao đổi giải trí của sinh viên người Nghệ Tĩnh đang học tập tại cao đẳng công nghệ HN

Latest topics

» Video Clip cuộc vui ăn tất niên
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeThu Jul 14, 2011 7:12 pm by jangk91

» Khiếp quá voivoivoi thân xác này
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:08 pm by phamvan.linh

» Mấy thằng lính Philipines bị giết chết rất dã man
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:04 pm by phamvan.linh

»  Thằng Này Lái Xe Tải Chở Hàng Chuối Bị Tai Nạn Xe
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:03 pm by phamvan.linh

»  Thằng Này Tự Lấy Dao Cắt Bàn Tay Mình Từng Sợi Nhỏ
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 5:57 pm by phamvan.linh

» Lê Hằng Kế Toán 3 chào các bạn nhé !!!
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 11:23 pm by hangxinh_ht91

» Nhạc theo yêu cầu
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 3:18 pm by phamvan.linh

» Ngôi Nhà Tuyết Trắng - Xuân Hạ ft. Akira Phan
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 3:00 pm by phamvan.linh

» Mùa Gió Rét - Akira Phan
Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 2:55 pm by phamvan.linh


    Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp

    nguyenvu38
    nguyenvu38


    Tổng số bài gửi : 250
    Join date : 12/11/2010
    Age : 34
    Đến từ : can lộc-hà tĩnh

    Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp Empty Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp

    Bài gửi by nguyenvu38 Wed Dec 01, 2010 6:13 pm

    “Hiện nay hai bên bờ sông Lam từ Cửa Rào (huyện Tương Dương) đến tận Bến Thủy (TP. Vinh, Nghệ An), hàng ngày có hàng trăm mét khối đất đang "theo sông về với biển".
    Việc lở đất ảnh hưởng lớn đến giao thông, đe dọa đến cuộc sống và nhà ở của hàng ngàn người dân, nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn (Ảnh: Nguyễn Phê).Đôi bờ sông Lam... "lở loét"Đã hàng chục năm nay, do rừng đầu nguồn bị khai thác, đến lượt tình trạng khai thác vàng sa khoáng bừa bãi, khai thác cát sỏi... đã làm thay đổi dòng chảy. Hàng ngày hai bờ sông Lam bị lở đất nghiêm trọng, có nhiều nơi đất lở đang đe dọa đến đường quốc lộ 7A như đoạn phía dưới gần thị tứ Khe Bố (huyện Tương Dương); đoạn trên và dưới cầu Khe Dún gần thị Trấn Con Cuông hay như đoạn thuộc xóm 2, xã Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn). Đất bãi bồi ven sông từ Cửa Rào (huyện Tương Dương) đến tận Bến Thủy (thành phố Vinh) hai bên bờ tại địa phận huyện nào dường như cũng có lở đất. Trước đây khi chúng tôi còn nhỏ, dọc bờ sông khu vực xã Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn) phía hữu ngạn sông Lam từ Bãi Phủ xuống tận bãi Cây Chanh có hàng trăm ha đất bồi... Thì nay chỉ còn Bãi Cây Chanh, nhưng nhiều nơi cũng bị cát sỏi bồi lấp khó gieo trồng, còn bãi Hòa Nam (nay thuộc xóm 3/2), bãi Hòa Sơn (nay thuộc xóm 2) không những không còn mà lở đất sát đường quốc lộ 7A. Sông Lam cũng bị đào xới... không thương tiếc (Ảnh: Nguyễn Phê)Tôi còn nhớ rõ rằng hồi năm trước 1975, khi dó chúng tôi chuẩn bị đi bộ đội, sức thanh niên, mà khi đi tắm sông Lam phải lấy sức chạy mãi mới ra tận sông để tắm, gánh nước về dùng phải nghỉ vài đợt. Trên đất bãi bồi ấy bà con trồng ngô, khoai, đậu, lạc, bầu, bí theo từng mùa. Còn nay, ngày ngày, nhất là về mùa mưa lũ thấy từng khối đất bị lở xuống sông, mà không thể có cách nào giữ được. Bà con ở đây cũng đã vài lần rủ nhau trồng tre để chống xói lở, nhưng xem ra sức dân nhỏ mọn, không chống lại được sức mạnh của những cơn hồng thủy. Gần đây thấy có dự án thiết kế chống xói lở cho khu vực trên, nhưng bà con mỏi mắt chờ chưa thấy triển khai. Sông lở nhiều nơi đã phải di dời dân, di dời nhà cửa và mất đất làm ăn.Cần có giải pháp kè, chắn bảo vệLở đất làm mất đất, ảnh hưởng đến giao thông, nhà cửa, các công trình và làm cho hàng ngàn người bị mất đất làm ăn, trong khi đất nông nghiệp phần do đô thị hóa, do xây dựng công trình, làm nhà ở làm cho quỹ đất bị thu hẹp, mất dần, lở đất cũng đang là nguy cơ lớn làm mất đất, nhưng chúng ta chưa có chủ trương, chưa triển khai tiến hành kè chắn bảo vệ. Theo chúng tôi muốn bảo vệ đất: Thứ nhất, cần tổ chức huy động nhân dân trồng tre, trồng cây hai bên bờ sông, nhất là những nơi có nguy cơ sạt lở. Các địa phương có kế hoạch lập kinh phí để huy động nhân dân, tổ chức cho nhân dân trồng có hiệu quả. Tình trạng khai thác vàng bữa bãi hai bên bờ sông Lam diễn ra khá phổ biến.... (Ảnh: Nguyễn Phê)Thứ hai, huy động nhân dân hoặc tổ chức cho Đoàn thanh niên khơi thông dòng chảy, vì nhiều nơi do khai thác vàng, do lũ lụt tạo ra những bãi nổi giữa dòng, là tác nhân làm lở đất. Việc này cần huy động sức dân nhiều nhưng không phải không làm được, có thể cho, thuê các cơ sở khai thác cát sỏi, huy động máy hút phá những bãi, cồn là tác nhân làm đổi dòng gây lở đất. Muốn chống lở có hiệu quả, cần làm trước khi có lũ về.Thứ ba, cần tổ chức kè chắn: Đây là giải pháp hiện đại và cần sự đầu tư lớn, nhưng không phải không làm được, chúng ta phải khẩn trương huy động mọi nguồn lực khai thác đá để tiến hành xây kè chống lở. Có thể huy động kinh phí theo công thức: Nhà nước - Địa phương - Tập thể - cá nhân. Các hộ gia đình nơi có nguy cơ lở, họ sẵn sàng cùng Nhà nước tiến hành kè chắn. Nguồn kinh phí có thể trả dần, nếu hộ gia đình nào thấy khó khăn có thể cho vay không tính lãi có thời hạn.Dẫn đến sạt lở... kinh hoàng. Theo đó, hàng trăm ngàn m3 khối đất và hoa màu, diễn tích đất của nhân dân hai bên bờ sông Lam bị mất tích (Ảnh: Nguyễn Phê).Ngoài những biện pháp trên, muốn chống lở đất thì hãy để cho dòng sông hiền hòa chảy, cấm hẵn không cho khai thác vàng sa khoáng, khai thác cát sỏi trên sông; cấm chặt phá khai thác rừng đầu nguồn; tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bền vững đừng làm gì để sông nổi giận.Đất hai bên bờ sông Lam đã lở, đang lở và sẽ tiếp tục lở, nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ. Chúng tôi viết bài này xin mạo muội nêu mấy giải pháp trên, mong các nhà hoạch định chính sách, các nhà Kinh tế, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Tài Nguyên môi trường, Nghệ An ... nghiên cứu kịp thời tham mưu cho các cấp ban ngành liên quan để giữ đất trước khi dòng sông Lam bị đào xới như thời chiến tranh.Phùng Văn Mùi
    Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp Tannatthuongnguonsonglam-7
    Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp Tannatthuongnguonsonglam-14
    Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp Tannatthuongnguonsonglam-15
    Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp Tannatthuongnguonsonglam-21

      Hôm nay: Mon Apr 29, 2024 11:36 am