Diễn Đàn ^^ HĐH Nghệ Tĩnh

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn ^^ HĐH Nghệ Tĩnh

Diễn đàn trao đổi giải trí của sinh viên người Nghệ Tĩnh đang học tập tại cao đẳng công nghệ HN

Latest topics

» Video Clip cuộc vui ăn tất niên
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeThu Jul 14, 2011 7:12 pm by jangk91

» Khiếp quá voivoivoi thân xác này
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:08 pm by phamvan.linh

» Mấy thằng lính Philipines bị giết chết rất dã man
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:04 pm by phamvan.linh

»  Thằng Này Lái Xe Tải Chở Hàng Chuối Bị Tai Nạn Xe
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 6:03 pm by phamvan.linh

»  Thằng Này Tự Lấy Dao Cắt Bàn Tay Mình Từng Sợi Nhỏ
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 5:57 pm by phamvan.linh

» Lê Hằng Kế Toán 3 chào các bạn nhé !!!
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 11:23 pm by hangxinh_ht91

» Nhạc theo yêu cầu
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 3:18 pm by phamvan.linh

» Ngôi Nhà Tuyết Trắng - Xuân Hạ ft. Akira Phan
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 3:00 pm by phamvan.linh

» Mùa Gió Rét - Akira Phan
Tiếp cận thị trường CNTT I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 2:55 pm by phamvan.linh


    Tiếp cận thị trường CNTT

    nguyenvu38
    nguyenvu38


    Tổng số bài gửi : 250
    Join date : 12/11/2010
    Age : 34
    Đến từ : can lộc-hà tĩnh

    Tiếp cận thị trường CNTT Empty Tiếp cận thị trường CNTT

    Bài gửi by nguyenvu38 Fri Nov 26, 2010 6:22 pm

    “DN CNTT: Kinh nghiệm tiếp cận thị trường” là buổi toạ đàm do CLB Phóng viên CNTT-VT TP.HCM và Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) tổ chức ngày 16/11/2010 tại TP.HCM.
    Ông Huỳnh Dũng Nhân, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM khai mạc, nói: “Hiện, rất nhiều DN Việt Nam đang lúng túng trong cách tiếp cận và mở rộng thị trường nội địa. Vì vậy tọa đàm này là dị cho các DN rút tỉa những bài học kinh nghiệm, những góc tham chiếu từ 2 phía và tạo cho 2 bên sự thông hiểu hơn, có cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn, đẩy mạnh sự hợp tác theo cơ chế “đôi bên cùng có lợi” giữa DN CNTT Việt Nam và Đài Loan. Buổi toạ đàm thực sự hữu ích không chỉ đối với các DN CNTT Việt Nam mà còn cung cấp thêm cho các phóng viên CNTT-VT những thông tin thú vị, cần thiết”.
    Ông Tso Wei Dar, Trưởng Văn phòng đại diện TAITRA tại Việt Nam cho biết: “Trong một vài năm qua, nền công nghiệp CNTT của Đài Loan đã phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những nền công nghiệp CNTT hàng đầu trên thế giới. Chúng tôi đã chuyển đổi từ sản xuất đơn giản thành một nền công nghiệp toàn cầu, chuyên cung cấp dịch vụ, nguyên liệu, từ khâu thiết kế cho đến sản xuất và thực hiện công tác Nghiên cứu và Phát triển (R&D) với các thương hiệu CNTT hàng đầu. Thông qua tọa đàm, chúng tôi muốn giới thiệu cho thị trường Việt Nam những sản phẩm chất lượng tốt nhất, cũng như mang đến cho các DN Việt Nam những kinh nghiệm thiết thực trong kinh doanh”.
    Thị trường phần cứng Việt Nam
    Ông Phạm Thiện Nghệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Điện Tử Việt Nam (VEIA), Tổng thư ký Hội Tin học TP.HCM (HCA), Chủ nhiệm CLB Bán lẻ CNTT-TT - ICT Reseller Club báo cáo về thị trường CNTT-TT, cho biết, thị trường phần cứng có tăng trưởng nhẹ so với năm 2008. Theo HCA, tổng hợp số liệu từ 162 doanh nghiệp tham gia điều tra, tổng doanh thu ngành công nghiệp CNTT năm 2009, phần cứng 4,7 tỷ USD, xuất khẩu 2,774 tỷ USD, còn lại tiêu thụ nội địa ~1,9 tỷ USD; nhập khẩu năm 2009 hàng CNTT 4,5 tỷ USD; tính ra thị trường phần cứng CNTT của Việt Nam năm 2009 ~6,4 tỷ USD.
    Theo ông Nghệ, doanh thu trên thị trường phần cứng ~7 tỷ USD năm nay phân bổ như sau: Thiết bị 3G nói chung - 1 tỷ USD; hàng điện tử tiêu dùng - 1 tỷ USD; Máy tính các loại nguyên chiếc - 2,2 tỷ USD; Linh kiện điện tử, máy tính - 2,8 tỷ USD. Các mặt hàng chính gồm: Máy tính để bàn; MTXT; Các thiết bị kỹ thuật số; Các thiết bị điện tử tiêu dùng; Các thiết bị nội dung số (xử lý game, dữ liệu...). Khối các cơ quan chính phủ chiếm ~40%, trong đó GDĐT chiếm 10%; người dùng cuối ~60%. ĐTDĐ không nằm trong phạm vi báo cáo của ông Nghệ.

    Dẫn số liệu của Bộ TTTT, số máy tính tại Việt Nam năm 2009 là ~4.881.000 chiếc; đạt 5,63 máy trên 100 dân. Về xu hướng tiêu dùng, nước ta có dân số trẻ - nhu cầu học hành lớn dẫn tới việc các thiết bị CNTT luôn được chú ý đầu tư từ cả góc độ gia đình. Thêm vào đó, nhu cầu nâng cấp cho chương trình nâng cấp giáo dục, nhu cầu hiện đại hóa từ các chương trình hiện đại hóa quản lý nhà nước, các doanh nghiệp mở rộng ứng dụng CNTT, thói quen tiêu dùng với các công nghệ mới nhất…

    Về kênh phân phối, ông Nghệ cho biết việc nhập khẩu diễn ra chủ yếu tại TP.HCM và Hà Nội, sau đó phân phối về các tỉnh. Hệ thống phân phối chính tập trung chủ yếu ở TP.HCM (khoảng 70% doanh thu nhập khẩu) và Hà Nội (chiếm khoảng 30%). Các DN có tỷ lệ vốn phi nhà nước chiếm tỷ trọng áp đảo. Các DN lớn nhập khẩu và phân phối như FPT, CMC, IDC, Digiworld, Minh Thông, Viễn Sơn. Các nhà bán lẻ lớn có Phong Vũ, Trần Anh, Hoàn Long, Anh Phương, Thành Nhân, Viễn Thông A, Thế Giới Di Động... Các nhà bán lẻ và cung cấp giải pháp như một giá trị gia tăng cho người dùng gồm HPT, Sao Bắc Đẩu, Khai Trí… Theo ông Nghệ, thị trường phần cứng CNTT Việt Nam còn có khoảng 12.000 DN nhỏ bán lẻ (sử dụng ~50.000 lao động).

    Các thương hiệu Đài Loan chiếm thị phần ở thế nào ở Việt Nam? ông Nghệ mô tả: “Thương hiệu máy chiếu Optoma đang lên rất nhanh nhưng chưa vượt được Panasonics. Ở mảng MTXT, đang có sự tranh chấp giữa các tên tuổi Mỹ với các thương hiệu Đài Loan, như Acer ở phân khúc tầm trung trở xuống… Asus là một thương hiệu MTXT mới cũng đang chiếm lòng tin người dùng. D-link cũng là thương hiệu Đài Loan đang lên khác. “Tỷ giá USD và giá vàng đang gây bất lợi cho thị trường phần cứng CNTT. Cùng với UBND TP.HCM, HCA và VEIA sẽ tổ chức Hội chợ Khuyến mãi hàng điện tử và CNTT 2010 - FECIT 2010 vào các ngày 10-11-12/12/2010. Đây là cơ hội lớn mua hàng điện tử và CNTT giá rẻ cho người dùng”, ông Nghệ nói tiếp.

    Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
    Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc kênh phân phối của nhãn hàng D-Link giới thiệu, D-Link có hơn 1.000 đại lý trên toàn quốc. Các sản phẩm chính của D-Link gồm ADSL Router, ổ cứng mạng NAS… D-Link đứng đầu khu vực châu Á về thiết bị chuyển mạch không dây (wireless switch). D-Link là hãng có chính sách bảo hành linh hoạt như 1 đổi 1, 1 năm với camera, 2 năm với modem, 3 năm với switch…
    Ông Mai Văn Công, Tổng giám đốc Công ty Máy tính Tầm nhìn (VISCOM), nhà phân phối, đại diện cho nhãn hàng BenQ cho biết BenQ là 1 trong 17 công ty tham gia chương trình Taiwan Excellence. Sản phẩm của BenQ đang được bán ở hơn 100 quốc gia. Doanh số các năm 2008, 2009 lần lượt là 19, 21 tỷ USD. BenQ có 2 sản phẩm chiến lược là LCD Monitor và máy chiếu đang phát triển rất tốt ở Việt Nam. BenQ cũng đang phát triển mạnh công nghệ màn hình LED, Ultra Slim LED. “DN Đài Loan muốn vào thị trường VN phải giải quyết những vấn đề nào?”, ông Công nêu câu hỏi và trả lời: “Thực thi chính sách bảo hành là đảm bảo quyền lợi của người dùng, đại lý”...

    Ông Ô Văn Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty Máy tính Anh Phương cho biết các công ty Mỹ và Nhật cũng có sản phẩm tầm trung và hệ thống bảo hành của họ rất tốt. Trong khi đó, sản phẩm không được cam kết bảo hành của một số thương hiệu Đài Loan trên thị trường khá nhiều… Tại toạ đàm, các nhà bán lẻ CNTT Việt Nam mong các nhà cung cấp Đài Loan kiểm soát chất lượng sao cho đồng đều, không bị lỗi trong sử dụng thay vì ỷ vào cung cấp chế độ bảo hành “1 đổi 1”. Vì, sự ngưng trệ của sản phẩm thường gây những tổn thất rất lớn cho người dùng trước khi nó được đổi lại lấy mới. Toạ đàm đã có câu hỏi: “Bao giờ sản phẩm Made in China của các thương hiệu Đài Loan bán ở Việt Nam có chất lượng như sản phẩm Made in China của họ bán ở thị trường Mỹ?”...

    Ông Tso Wei Dar liền đỡ lời: “Từ 2 năm nay, các DN Đài Loan vào Việt Nam quan tâm nhiều đến phát triển sản phẩm. Các DN Việt Nam thì quan tâm phân phối sản phẩm. Giá cả thế nào liên quan đến cả 2 bên. Việc thay đổi nhà phân phối là do có sự thay đổi nào đó so với thoả thuận ban đầu. Việc bảo hành cho người tiêu dùng phải được phối hợp giữa nhà cung ứng và nhà phân phối. TAITRA sẽ phản ánh với các DN Đài Loan về sự việc này. Mục tiêu của TAITRA là cố gắng thực hiện thành công chiến dịch Taiwan Excellence, hướng giúp các DN CNTT Đài Loan đi được vào thị trường”.

    Ông Nguyễn Hải Hoà, Giám đốc Công ty Hoàng Đạo, nhà phân phối nhãn hàng Optoma (Đài Loan) nói: “Khi mới vào Việt Nam, thương hiệu Optoma rất lạ. Họ sản xuất máy chiếu rất đặc thù. Cách tiếp cận của Hoàng Đạo ở giai đoạn đầu là xây dựng kênh phân phối bán lẻ trải suốt 63 tỉnh thành bằng cách (Hoàng Đạo) triển khai các dự án cho ngành GD sau đó chuyển giao cho các đại lý theo các dự án này... Hiện Optoma đã xếp thứ 2 sau Panasonic thị phần thị trường máy chiếu ở Việt Nam…”.

    Ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Tập đoàn CMC nói: “CMC làm phân phối đã 3 năm. Từ đầu, phương châm của CMC là nhất quán. Chúng tôi gắn bó hơn với nhà sản xuất có nhiều cam kết. Cam kết lâu dài của nhà cung cấp thường thể hiện qua chính sách bán hàng, quảng bá thương hiệu...”.

    Ông Nguyễn Văn Xê, Giám đốc Siêu thị Máy tính Thành Nhân chia sẻ: “Người tiêu dùng quyết định hết. Sản phẩm CNTT đi từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, từ nhà phân phối đến nhà bán lẻ và cuối cùng là đến người tiêu dùng. Có thể thay đổi nhà phân phối nếu nhà phân phối yếu. Nhà phân phối cần phải là nơi có uy tín. Trên thị trường MTXT, Dell đã chọn nhà phân phối rất thành công”. Theo ông Xê, người tiêu dùng vẫn quan tâm số 1 tới chất lượng hàng hoá. Dù thế nào, họ cũng muốn đến chỗ uy tín để mua sản phẩm. “Về phát triển thị trường, thỉnh thoảng lại có giai đoạn bán ế (World Cup, thi cử, biến động tỷ giá và giá vàng). Đề nghị các nhà sản xuất tạo niềm vui cho các mùa bán ế: Phát triển các sản phẩm nhu yếu giá rẻ, phù hợp thị hiếu vào các mùa này, tránh các sản phẩm xa xỉ”, ông Xê nói.

    Khác gì các ngành khác?
    Hội trường có vẻ nóng lên khi ông Mai Nam, Phó Chủ nhiệm CLB PV CNTT-VT TP.HCM hỏi: “Từ kinh nghiệm Đài Loan và Việt Nam, tiếp cận thị trường CNTT khác gì so với các ngành hàng khác? Liệu có thể bán bằng giá vốn các sản phẩm CNTT khi việc lưu thông chúng đã đảm bảo lợi nhuận?”.
    Ông Nghệ đáp liền: “Hàng hoá CNTT không có khoảng cách giữa giá vốn và giá bán đủ lớn để “đại hạ giá” như thế. Tuy nhiên, tại FECIT 2010, sẽ có những thời khắc bán giảm giá 49% giống như năm ngoái (người mua bốc thăm lấy quyền mua). Ông Nghệ cũng cho biết, kinh doanh ngành hàng phần cứng CNTT có doanh số cao ngất nhưng… “lời rất ít”. Đó là chưa kể người bán sản phẩm CNTT cũng cần có trình độ nhất định, vốn cao…

    Ông Ô Văn Đức cho biết, ở đâu cũng có hình thức chọn ra 1 số sản phẩm bán giảm giá, có khi giảm tới vài chục % để khuyến mãi. Tuy nhiên, ngành hàng CNTT không thể tổ chức bán “đại hạ giá” như ngành may mặc.

    Ông Võ Văn Nghĩa, Giám đốc Nhóm sản phẩm di động Công ty Bách Khoa bình luận: “Việc bán máy tính còn kéo theo mấy năm phục vụ sau bán hàng nên ngành hàng CNTT không thể “đại hạ giá”.

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 9:45 pm